THIỂU NĂNG VÀNH LÀ BỆNH GÌ? TÌM HIỂU NGAY

Bạn thường xuyên gặp các cơn đau thắt ngực, đặc biệt là khi vận động. Nếu đi khám chẳng may bạn mắc phải bệnh thiểu năng vành. Bạn không biết đây là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cần phải điều trị ra sao là tốt nhất? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây Sunkun sẽ phần nào giải đáp những băn khoăn của bạn!

Thiểu năng vành là bệnh gì

Bệnh thiểu năng vành

Các dấu hiệu bệnh tim mạch bạn cần biết

Tìm hiểu về bệnh tim mạch vành

10 Triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch

Những điều cần biết về mạch tim

1. Thiểu năng vành là bệnh gì?

Thiểu năng vành còn gọi là bệnh mạch vành hay suy vành. Đây là kết quả của quá trình xơ vữa mạc vành. Khi lòng mạch vành bị tắc nghẽn do mảng sơ vữa xuất hiện, sẽ làm cản trở lượng máu chảy qua. Từ đó gây ra hậu quả là thiếu máu đến nuôi phần cơ tim phía sau. Vùng cơ tim sẽ không được nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì khả năng bơm máu như bình thường gây nên cảm giác đau ở ngực.

2. Nguyên nhân gây bệnh thiểu năng vành?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhưng chủ yếu là khi lưu lượng máu bị chặn bởi các tấm chắn, thường do tàn dư của cholesterol gây nên. Nó khiến cho mạch máu cứng hơn và hẹp hơn. Sau đó, máu bơm về tim ít hơn, làm tim ngày càng cạn kiệt dưỡng chất và oxy. Đến lúc những mạch máu không vận chuyển đủ lượng máu, sẽ sảy ra các triệu chứng thiểu năng vành. Bên cạnh đó những tấm chắn tạo nên bởi cholesterol thừa có thể bít kín mạch máu bất cứ lúc nào. Từ đó gây ra những cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim nguy hiểm.

3. Triệu chứng bệnh thiểu năng vành?

Trong số các triệu chứng phổ biến nhất của thiểu năng vành là đau thắt ngực. Đây cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán người mắc bệnh thiểu năng vành hiện nay. Triệu chứng của bệnh này thường như sau:

  • Giống như có vật nặng vô hình đè lên trái tim
  • Đau ở phần giữa ngực bên trái
  • Căng ngực
  • Nóng rát ngực bên trái
  • Co thắt ngực bên trái
  • Những cơn đau thường bắt đầu phía sau xương ức và lan đến cổ, hàm, cánh vai, lưng và đặc biệt là răng…

Thiểu năng vành là bệnh gì

 Đau thắt ngực 

Ngoài ra các dấu hiệu khác của bệnh thiểu năng mạch vành và không liên quan đến đau thắt ngực đó là:

  • Cơn đau giống điện giật trên cánh tay hoặc bả vai
  • Thở khó, thở dốc
  • Đổ mồ hôi
  • Choáng váng, chóng mặt

4. Bệnh thiểu năng vành có nguy hiểm không?

Nếu bệnh thiểu năng vành không được quản lý và điều trị tốt có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

- Nhồi máu cơ tim: Khi mảng xơ vữa phát triển đủ lớn có thể nứt vỡ, tại đây nó sẽ nhanh chóng xuất hiện máu đông. Sau đó chúng có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu. Khiến vùng cơ tim được nuôi bởi động mạch đó bị thiếu máu. Khi sự tổn thương hoặc chết một phần cơ tim vì sự giảm đột ngột, đáng kể lượng máu nuôi một vùng cơ tim được gọi là nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là tình trạng nguy cấp cần được cấp cứu kịp thời.

- Suy tim: Khi vùng cơ tim không được cung cấp đủ máu, chúng sẽ trở nên suy yếu. Bên cạnh đó không thể đảm nhiệm tốt chức năng bơm máu của mình nên được gọi là suy tim.

- Rối loạn nhịp tim: Khi máu cung cấp cho tim không đủ hoặc mô cơ tim bị tổn thương. Tình trạng này có thể gây trở ngại cho quá trình phát nhịp và dẫn truyền điện trong tim, gây ra nhịp tim bất thường.

5. Điều trị bệnh thiểu năng vành

Mặc dù bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh được quản lý hiệu quả bằng các biện pháp cụ thể sau:

Thay đổi lối sống khoa học:

Như các bạn đã biết một lối sống lành mạnh có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiểu năng vành và ngăn ngừa bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát. Bạn cần thực hiện như sau:

- Kiểm soát tốt các trường hợp gây bệnh: như huyết áp cao, cholesterol máu cao và tiểu đường.

- Không sử dụng thuốc lá: Gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt đây là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

Thiểu năng vành là bệnh gì

Tránh sử dụng thuốc lá 

-Thường xuyên hoạt động thể chất đều đặn: luyện tập bài tập thể dục vừa sức và đều đặn để nâng cao sức khỏe.

- Chế độ ăn uống khoa học: ăn ít muối, chất béo nguồn gốc động vật (mỡ, da, nội tạng động vật, thịt đỏ…). Bên cạnh đó cần tăng cường ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, đậu chưa tách vỏ…

- Kiểm soát căng thẳng, stress: không nên thức khuya, làm việc cường độ cao gây stress kéo dài. Hãy giành ít thời gian luyện tập yoga, nghe nhạc nhẹ để tinh thần luôn được thư thái.

Sử dụng thuốc tây:

Đa số người bệnh thiểu năng vành đều phải dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:

- Thuốc hạ mỡ máu: gồm có nhóm statin, fibrat, niacin… giúp làm giảm các thành phần mỡ xấu trong máu như LDL - cholesterol, triglycerid – nguyên liệu hình thành mảng xơ vữa.

- Thuốc chống đông máu: như Aspirin, Plavix có khả năng ngăn ngừa cục máu đông gây nghẽn mạch.

- Thuốc chống loạn nhịp tim: Các thuốc nhóm chẹn beta như atenolol, propranolol được dung phổ biến… Nó có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của cơ tim.

- Thuốc trị đau thắt ngực: Các loại thuốc có thể kiểm soát cơn đau thắt ngực như nitroglycerin dạng viên, xịt, ngậm dưới lưỡi …

- Thuốc hạ áp: gồm các nhóm khác nhau như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, chẹn kênh canxi…

Ngoài ra còn dùng kết hợp sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng vành như:tỏi đen, lá sen, tam thất bắc...

Từ những kiến thức trên, cho thấy thiểu năng vành có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của mọi người. Do đó người bệnh phải tuân thủ điều trị thiểu năng vành theo chỉ định của bác sỹ, sống lạc quan để hạn chế những ảnh hưởng của căn bệnh này. Chúc các bạn thật khỏe mạnh!

TÌM HIỂU THÊM: Bạn có thể đặt mua sản phẩm điều trị bệnh tim mạch hiệu quả tại đây

 

 

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com