ĐAU NHỨC CHÂN TAY LÀ BỆNH GÌ?

Đau nhức chân tay, tê bì là bệnh lý bất phổ biến có thể xảy ra với bất cứ ai. Vậy cụ thể đau nhức tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu nhé!

Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối

 Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh đau khớp gối

Tỏi đen tốt trong điều trị bệnh xương khớp như thế nào?

1. Đau nhức chân tay là biểu hiện của bệnh gì?

đau nhức chân tay

Đau nhức chân tay

Đau nhức chân tay là tình trạng chân tay bị đau bất thường, có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài âm ỉ. Triệu chứng này mặc dù không nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh thấy khó chịu, làm hạn chế vận động và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

Trên thực tế, đau nhức chân tay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó đa phần là các bệnh liên quan đến cơ xương khớp, thần kinh cột sống, cụ thể như:

- Viêm khớp dạng thấp.

- Thoát vị đĩa đệm.

- Thoái hóa xương khớp.

- Bệnh Gout ở tay hoặc chân.

- Viêm dây thần kinh cánh tay.

- Các bệnh liên quan đến khớp vai.

- Hội chứng ống cổ tay.

- Đau thần kinh tọa

 …

2. Những đối tượng nào hay bị đau nhức chân tay?

Đau nhức chân tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, một số người hay gặp nhất như:

- Người cao tuổi: 

Tuổi càng cao, tình trạng thoái hóa nhanh thì nguy cơ mắc bệnh xương khớp càng tăng. Khi đó, các khớp tay chân dễ gặp tổn thương và yếu hơn bình thường dẫn đến đau nhức.

- Người mắc bệnh mãn tính: 

Người mắc các bệnh như khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thoái hóa xương khớp, tiểu đường, mỡ máu cao… có thể kèm theo các biểu hiện đau nhức chân tay.

- Người ít vận động: 

đau nhức chân tay

Thường xuyên làm các công việc như: phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít vận động sẽ là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao.

- Người làm việc nặng nhọc: 

Công việc bưng bê, mang vác nặng trong thời gian dài thường khiến các khớp xương phải chịu nhiều áp lực, từ đó gây ra đau nhức chân tay.

- Vận động viên thể thao: 

Đây cũng là một trong những nhóm đối tượng dễ bị đau nhức chân tay. Đặc biệt là các vận động viên của một số bộ môn như: bơi lội, chạy điền kinh, bóng chuyền, quần vợt là hay gặp nhất.

3. Biểu hiện của bệnh đau nhức tay chân.

- Đau nhức chân tay ban đầu chỉ xuất hiện cảm giác đau nhẹ, sau dần mới chuyển sang đau dữ dội, đau nhói, đôi khi chân tay còn ê bì, mất cảm giác.

- Lúc khởi phát người bệnh sẽ có dấu hiệu tê nhẹ ở các đầu ngón chân, ngón tay, bệnh càng nặng thì mức độ tê buốt sẽ càng tăng lên.

- Cơn đau lan rộng ra vùng cánh tay, khắp vùng chân, mông cà đến cả thắt lưng.

- Cảm giác tay chân tê bì, nhức mỏi, mất cảm giác hoặc đau nhói, đau dữ dội hơn khi vừa mới ngủ dậy.

- Các khớp chân, tay có dấu hiệu bị khô, cứng và cử động bị hạn chế.

- Đôi khi bệnh còn kèm theo đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa hoặc các rễ thần kinh…

4. Nguyên nhân gây đau nhức chân tay.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau nhức chân tay. Có thể đó là triệu chứng của các bệnh lý cơ xương khớp. Nhưng đôi khi là dấu hiệu của một số bệnh bên trong cơ thể.

Một vài nguyên nhân cụ thể như sau:

- Một số bệnh cơ xương khớp có thể gây ra đau nhức chân tay như: thoái hóa xương khớp, viêm dây thần kinh cánh tay, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, đau thần kinh tọa, bệnh Gout…

- Cơ thể thiếu canxi khiến mật độ xương giảm, các cơ và xương bị yếu và có thể bị đau do gặp tổn thương.

- Các tĩnh mạch hoặc rễ thần kinh bị chèn ép hoặc hoạt động quá sức gây giãn tĩnh mạch, giãn dây chằng dẫn đến đau nhức chân tay.

- Chấn thương ở chân, tay do tai nạn, té ngã, va đập mạnh… cũng gây đau nhức theo từng mức độ.

- Những người ít vận động, ngồi nhiều khi làm việc như: tài xế, nhân viên văn phòng… sau một thời gian dài các khớp tay chân thường gặp phải tình trạng nhức mỏi, tê buốt.

5. Phòng ngừa đau nhức xương khớp tê bì chân tay như thế nào?

- Tập thể dục thường xuyên:

đau nhức chân tay

Tập thể dục thường xuyên phòng đau nhức chân tay

Thường xuyên tập thể dục, thể thao như: yoga, đi bộ, các bài tập giãn cơ… là biện pháp để phòng ngừa bệnh rất tốt. Đồng thời người đang mắc bệnh xương khớp cũng nên luyện tập ở mức độ phù hợp, vừa phải để tránh bệnh trở nên nặng thêm.

- Chế độ ăn hợp lý:

Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng của mình. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin hằng ngày nhằm tăng sức đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm như: cam, kiwi, dứa, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ, cải bắp và đậu.

Bổ sung thêm các loại cá chứa nhiều acid béo omega 3 như: cá thu, cá hồi… để tăng cường khả năng chống viêm, duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp.

Nên ăn các thực phẩm chế biến từ sữa như: sữa tươi, sữa chua, phomat nhằm cung cấp lượng lớn vitamin D, canxi cần thiết giúp hệ xương khớp chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh xương khớp.

Các loại nấm giàu vitamin A, C, K, E cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa xương khớp và giúp xương dẻo dai hơn.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ cùng bạn một số thông tin về tình trạng đau nhức chân tay. Mong rằng với những thông tin này, bạn có thể tìm ra được nguyên nhân bạn đang gặp phải và có cách phòng tránh thích hợp. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất!

TÌM HIỂU THÊM: > Bài thuốc điều trị bệnh xương khớp hiệu quả tại đây

                                  > Đặt mua sản phẩm điều trị xương khớp tại đây

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com