Đau bụng trái có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đau bụng trái có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau bụng trái là hiện tượng phổ biến, nó có thể là dấu hiệu đơn giản nhưng cũng có thể là dấu hiệu nhiều căn bệnh nguy hiểm.
I. Bụng trái chứa những cơ quan nào?
Bụng trái là vùng chứa rất nhiều nội tạng quan trọng với một cơ thể sống như:
- Lá lách
- Một phần dạ dày
- Thùy gan trái
- Đuôi tụy
- Một phần ruột già
- Thận trái
- Tuyến thượng thận trái
- Phần trên của niệu quản trái
- Đáy phổi trái
- Buồng trứng (đối với nữ)
- Đại tràng
Bụng trái là nơi chứa những cơ quan quan trọng của cơ thể sống.
Đau bụng trái là hiện tượng gặp thường xuyên nếu cơn đau chỉ xảy ra ngắn rồi hết thì đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu đau bụng trái này kéo dài đó có thể là dấu hiệu báo động của cơ thể bạn.
II. Đau bụng bên trái là dấu hiệu cho bệnh gì?
Bụng bên trái chia làm hai phần: bụng trên, bên trái và bụng dưới bên trái. Những cơn đau bụng trái ở mỗi vùng sẽ là biểu hiện của những bệnh lý khác nhau.
1. Đau bụng trên, bên trái.
Vị trí bụng trên bên trái được tính từ xương ức đến giới hạn là trên rốn. Nếu bạn bị những cơn đau kéo dài ở vùng này có lẽ là bạn đang bị bệnh liên quan đến dạ dày, thận trái, tụy. Cơn đau bụng trái ở vùng bụng trên có thể là dấu hiệu những bệnh sau:
- Đau dạ dày: Đau bụng trái chính là một biểu hiện của đau dạ dày. Đau dạ dày xảy ra có thể là do ăn uống không đầy đủ, lạm dụng thuốc giảm đau,... Biểu hiện của bệnh thường là bị chán ăn, đầy bụng, ợ hơi kéo dài.
Đau dạ dày xảy ra có thể là do ăn uống không đầy đủ.
- Sỏi thận trái: Sỏi thận hình thành khi thận bị tổn thương làm giảm khả năng bài tiết. Bệnh thường có những dấu hiệu là những cơn đau bụng trái, đi tiểu màu đục, có bọt, mùi khai, kèm máu.
- Đau tụy: Những cơn đau tụy là những cơn đau bụng trái kéo dài kéo dài nhiều giờ đồng hồ khiến bệnh nhân không hoạt động, không ăn được.
2. Những cơn đau bụng dưới, bên trái.
Vùng bụng dưới bên trái chứa những cơ quan đặc biệt quan trọng trong hệ tiêu hóa cho một cơ thể sống. Nếu bạn bị đau bụng trái ở vùng này bạn nên đến bác sĩ để khám kịp phát hiện bệnh.
- Đau bàng quang, viêm đường tiết niệu: Đau bụng trái là dấu hiệu của bệnh đau bàng quang, viêm đường tiết niệu. Bàng quang đau là vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo gây nên những cơn đau dữ dội. Người bệnh có thể đi tiểu buốt, tiểu ra máu.
Đau bụng trái là dấu hiệu của viêm bàng quang.
- Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là một hiện tượng do người bệnh ăn uống không khoa học, bị áp lực hoặc stress kéo dài. Dấu hiệu bệnh thường là: đau bụng trái, chướng bụng, khó tiêu, phân lỏng.
- Mang thai ngoài tử cung: Chị em phụ nữ nếu bị đau bụng trái nên lưu ý đến khả năng bị mang thai ngoài tử cung.
Nếu đau bụng trái có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.
- Viêm loét đại tràng: Những cơn đau bụng trái bên dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét đại tràng.
III. Cách chữa đau bụng trái đơn giản.
Nếu đau bụng trái là dấu hiệu những bệnh lý nghiêm trọng bạn nên đi khám bác sĩ và có phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc. Khi cơn đau dữ dội, nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu không nên dùng tùy tiện các loại thuốc giảm đau nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Còn nếu chỉ là cơn đau bình thường, xin mách cho bạn những mẹo nhỏ giúp giảm cơn đau bụng trái ngay lập tức:
- Sử dụng mật ong với nước ấm: Mật ong là chất kháng sinh, giảm đau hiệu quả. Pha 1-2 thìa mật ong với nước ấm rồi uống, nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm xuống.
- Dùng gừng cắt lát:
- Sử dụng gừng tươi: Lấy 2 củ gừng tươi, cạo vỏ, giã nhuyễn đắp lên vùng bụng đau. Chờ sau 10-15 phút cơn đau sẽ giảm.
- Sử dụng gừng để uống: Ép gừng lấy nước, rồi pha chung với nước ấm có thể cho chút mật ong nâng cao hiệu quả. Nằm nghỉ ngơi cho cơn đau dịu xuống.
Nước gừng tươi giúp giảm cơn đau bụng trái hiệu quả.
- Dùng lá ổi non trực tiếp nhai lấy nước, nhả bã sẽ khiến cơn đau bụng trái giảm đi đáng kể.
- Nước hoa hồng: Nước hoa hồng cũng là một phương pháp tốt giúp cơn đau bụng trái không hành hạ bạn nữa.
IV. Cách phòng chống đau bụng trái hiệu quả.
Cách phòng chống cơn đau bụng trái hiệu quả như sau:
- Để cơn đau bụng trái không xảy ra thường xuyên bạn nên sắp xếp cuộc sống của mình. Hãy tập cách sống lành mạnh, một chế độ ăn khoa học, ăn những thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa. Tăng cường ăn hoa quả nhuận tràng như: Chuối, bơ, đu đủ,...
- Hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán quá nhiều cholesterol, sẽ tăng khả năng bị bệnh sỏi thận, suy thận do thận làm việc quá tải. Không ăn đồ quá cay nóng, sẽ gây viêm loét dạ dày và đại tràng.
- Không nên sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì chúng sẽ làm tổn thương thận, dạ dày nghiêm trọng.
- Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để lọc thận tăng khả năng thải độc của cơ thể.
- Thường xuyên giữ cho bản thân một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, năng động. Nếu bạn thường xuyên bị áp lực stress sẽ tạo cơ hội cho bệnh đau dạ dày.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn trả lời câu hỏi ‘ đau bụng trái có nguy hiểm không? ‘. Nếu cơn đau bụng trái kéo dài lâu, bạn nên đi gặp bác sĩ vì có thể đó là dấu hiệu báo hiệu cơ thể bạn đang có vấn đề. Bạn nên áp dụng chế độ sống khoa học cho cuộc sống khỏe mạnh và sẽ không bị những cơn đau bụng trái làm phiền nữa.