Một trong những nổi lo của người bệnh tiểu đường chính là con cháu họ có nguy cơ mắc căn bệnh này? Hay nói đúng hơn là bệnh tiểu đường có di truyền không? Nó di truyền như thế nào?
>Bạn có là đối tượng dễ bị mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bài viết hôm nay Sunkun sẽ cùng các bạn tìm hiểu thật kĩ để giải đáp những nghi vấn này!
Để tìm được câu trả lời cho vấn đề trên trước hết chúng ta phải phân loại bênh tiểu đường, sau đó tìm hiểu tính di truyền của mỗi loại diễn ra như thế nào?
Nguyên nhân khởi phát bệnh tiểu đường tuýt 1 là do tuyến tụy bị dị tật bẩm sinh. Điều này có nghĩa là tuyến tụy không thể sản xuất được insulin. Lúc này người bệnh thường có chỉ số đường huyết trước khi ăn: 4-7mmol/l và sau ăn < 9mmol/l thường gặp ở những người dưới 30 tuổi.
Hầu hết người bệnh đều mắc tiểu đường tuýt 2. Có thể nói đây là căn bệnh phổ biến hơn tiểu đường type 1. Nguyên nhân của bệnh thường do thừa cân béo phì, thói quen ăn uống, sinh hoạt, ít vận động và thiếu khoa học. Bệnh thường rơi vào những đối tượng ở độ tuổi trung niên.
Bệnh tiểu đường do thai nghén
Bệnh tiểu đường do thai nghén có tỉ lệ khoảng 3-5% số phụ nữ mang thai. Tình trạng thường xảy ra từ tuần 24 đến tuần 28. Khi phụ nữ gặp tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền là có thật. Thế nhưng, mọi người cần phải hiểu rằng nếu chỉ có mỗi yếu tố di truyền thì không đủ để kết luận hoàn toàn. Phần lớn chúng ta có thể kiểm soát để giảm tỷ lệ này xuống ở mức tối đa thông qua lối sống lành mạnh và kết hợp với nhiều yếu tố khác.
Dưới đây là các nguy cơ cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 1 di truyền:
– Theo nghiên cứu cho thấy nếu một người đàn ông mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Thì tỷ lệ phần trăm con ruột của người đó mắc bệnh tiểu đường là 6%. Còn trường hợp nếu một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và sinh con trước tuổi 25. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của đứa bé là 4% nhưng nếu người phụ nữ sinh con sau tuổi 25 tỉ lệ mắc bệnh của đứa bé là 1%.
– Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của bé sẽ tăng gấp đôi nếu bố và mẹ của nó mắc bệnh tiểu đường trước 11 tuổi.
– Trong trường hợp cả mẹ và bố mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tỷ lệ đứa trẻ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nằm trong khoảng từ 10-25%.
Trên thực tế cũng có thể xảy ra một số trường hợp di truyền ngoại lệ so với những con số trên. Ngoài bị bệnh tiểu đường, các bệnh nhân này có tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động khá kém, rối loạn một số hệ thống miễn dịch khác nữa. Trường hợp người bệnh phải những mắc hội chứng này. Có thể dẫn đến đứa con sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng này khá cao. Đồng thời bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền chiếm tỉ lệ là 50%.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu và xét nghiệm khác nhau cho thấy nguy cơ bệnh tiểu đường di truyền ở những đứa trẻ. Xét nghiệm chỉ ra rằng cơ thể phản ứng với glucose như thế nào có thể cho biết trẻ em ở độ tuổi đi học nào có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Cũng một xét nghiệm khác có thể được thực hiện cho trẻ em có anh chị em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Quá trình này được tiến hành đo kháng thể insulin, các tế bào đảo trong tuyến tụy hoặc một loại enzyme gọi là glutamic acid decarboxylase. Kết quả chỉ ra rằng một đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng cao hơn.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?
Bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền không thì câu trả lời là có. Thế nhưng, đấy chỉ là một yếu tố hết sức nhỏ mặt khác là do xu hướng trẻ có thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Chẳng hạn như ăn nhiều đồ ăn nhanh, uống nước có ga, không tập luyện thể dục thể thao…
Ngoài ra dưới đây là những yếu tố khiến một đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 di truyền từ bố mẹ:
– Một trong 2 người hoặc bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýt 2 trước 50 tuổi thì khả năng đứa trẻ mắc bệnh là 14%. Nếu trường hợp sau 50 tuổi thì tỷ lệ là 7.7%.
– Trường hợp cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ đứa trẻ mắc bệnh tiểu đường là 14%.
Những thông tin ở trên cũng đã giúp bạn phần nào giải đáp được vấn đề tiểu đường có di truyền không?. Thực tế cũng cho thấy có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng một phần bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 được xác định là do nguyên nhân di truyền.
>Cách chọn lựa thực phẩm cho người bệnh tiểu đường tuýp 2
Tính đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có vắc xin hay phương pháp phòng bệnh tiểu đường do di truyền hữu hiệu. Thế nhưng chúng ta vẫn có thể giảm tỷ lệ này xuống ở mức tối đa với lối sống lành mạnh và khoa học.
- Cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên tối thiếu nhất là 30 phút một ngày.
Cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để hạn chế yếu tố tiểu đường di truyền
- Chế độ dinh dưỡng và thực đơn ăn uống ít mỡ, ít tinh bột, đường, bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu, bia, thuốc lá phải hạn chế…
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa hàm lượng chất xơ vào mỗi bữa ăn
- Giữ thân hình cân đối, cân nặng ở mức độ vừa phải không để thừa cân, béo phì
- Giảm căng thẳng, áp lực tối đa
- Thường xuyên đi khám định kỳ, phát hiện bệnh sớm nhất có thể để kịp thời điều trị hiệu quả.
Tiều đường là bệnh có mang tính chất di truyền. Thế nhưng mọi người cũng đừng quá lo lắng bởi tỷ lệ di truyền là khá thấp. Chúng ta vẫn có thể kiểm soát vấn đề này chỉ cần bạn ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe và thói quen sống lành mạnh.
TÌM HIỂU CHUNG: Vì sao tỏi đen sunkun phòng và điều trị được bệnh tiểu đường?
Bạn có thể đặt mua sản phẩm điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả tại đây
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)