Đã có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường gửi rất nhiều câu hỏi về cho Sunkun. Trong đó, rất nhiều thắc mắc liên quan đến chỉ số đường huyết khi đói và đường huyết sau ăn 2h của họ rất thất thường. Hay lượng đường trong máu sau ăn bao nhiêu là tốt?
>Bạn có là đối tượng dễ bị mắc bệnh tiểu đường?
Hôm nay Sunkun cùng các bạn sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này nhé!
Việc tăng đường huyết đột biến sau ăn thường xuyên đối với người bệnh tiểu đường sẽ có những ảnh hưởng không tốt. Điều này xảy ra cũng đồng nghĩa là họ phải đối mặc với những nguy cơ liên quan đến các biến chứng như tim mạch, thận, mắt và thần kinh…
Đường huyết sau ăn 2h có thể tạm thời tăng cao đột biến so với lúc bình thường. Ngay cả với những người không mắc bệnh tiểu đường thì lượng đường huyết của họ sau ăn cũng sẽ tăng một ít. Nếu chỉ tăng một ít và sau đó trở lại mức bình thường cho phép thì không sao. Nhưng trường hợp lượng đường tăng quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống của họ. Bởi vì nó là tiền đề góp phần gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu chúng ta không lưu tâm.
Để giải thích rõ hơn vì sao với những người không bị tiểu đường nhưng sau khi ăn đường huyết vẫn tăng một ít. Bởi sau khi ăn những thực phẩm có chứa chất bột đường sẽ gây ra hai phản ứng quan trọng trong tuyến tụy. Một là sự phóng thích insulin ngay lập tức vào máu và hai là sự giải phóng hormone amylin.
Insulin lúc này bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức mục đích để chuyển glucose ra khỏi máu và vào tế bào. Còn với Amylin sẽ giúp giữ cho thức ăn không đến ruột non quá nhanh khi chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu. Từ những kết quả trên dẫn đến tại thời điểm lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên thì insulin sẽ đưa lượng glucose đến các tế bào của cơ thể. Đa phần các trường hợp này thì mức đường huyết sau bữa ăn hầu như tăng nhưng không đáng kể.
Cũng là vấn đề này nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì sẽ hoàn toàn ngược lại. Bởi vì, lúc này các insulin tác động nhanh xen lẫn trong những bữa ăn sẽ mất khoảng 15 phút để bắt đầu kích hoạt để hoạt động. Mà đạt hiệu quả tối đa nhất chính là từ 60–90 phút và mất khoảng 4 giờ hoặc nhiều hơn để kết thúc công việc của mình.
Đường huyết sau ăn 2h là một chỉ số quan trọng đối với người bệnh tiểu đường
Song song trong lúc này amylin lại không được sản xuất kịp thời và đủ. Điều này làm cho sự di chuyển dòng thức ăn từ dạ dày đến ruột không chậm như cách nó hoạt động. Dẫn đến kết quả là thực phẩm được tiêu hóa nhanh hơn mức bình thường. Chính sự phối hợp không nhịp nhàng và đồng nhất này làm cho sự kết hợp của insulin chậm hơn và thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Và đường nhiên kết quả cuối cùng chính là lượng đường trong máu tăng lên đột biến ngay sau khi ăn.
Đường huyết sau ăn 2h là một chỉ số quan trọng đối với việc chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị hiệu quả như thế nào. Người bệnh tiểu đường cần phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên chặc chẽ chỉ số này cùng với chỉ số lượng đường trong máu khi đói để hiệu quả điều trị được đảm bảo tốt nhất.
Đường huyết sau ăn 2h ở mức bao nhiêu là bình thường?
Giới hạn cho phép đối với lượng đường huyết sau ăn 2h ( hoặc 1h) ở người bình thường là dưới 7.8 mmol/dl. Thế nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường do rối loạn quá trình chuyển hóa đường. Thế nên lượng đường huyết sau ăn 2h có thể tăng cao mà khó có thể kiểm soát. Chỉ số này sẽ thay đổi ở các mức độ khác nhau nếu người bệnh bị tiểu đường và đang dùng thuốc điều trị. Bệnh nhân tiểu đường tốt nhất nên giữ đường huyết trong các khoảng dưới đây:
+ Đường huyết khi đói có chỉ số cho phép dưới 7mmol/L (126 mg/dL)
+ Đường huyết sau ăn 2 giờ chỉ số cho phép dưới 10 mmol/L (< 180 mg/dL) trường hợp người bệnh đang dùng thuốc uống; dưới 7.8 mmol/l nếu đang tiêm lnsulin.
Nếu người bệnh nào chỉ số đường huyết sau ăn 2h và lúc đói không ở mức cho phép cần phải điều chỉnh và kiểm soát ngay lập tức. Bởi khi đường huyết sau ăn 2h tăng cao lâu dài sẽ làm tăng chỉ số HbA1c ( là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể ). Nếu tình trạng này không cải thiện và được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm về tim, thận, thần kinh, mắt…
Đây là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm không thể xem thường. Nó có thể dẫn đến mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim thậm chí tử vong nếu không được ngăn ngừa từ sớm.
>Cách chọn lựa thực phẩm cho người bệnh tiểu đường tuýp 2
Các chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bạn thường lên xuống thất thường không ổn định. Rất có thể nguyên nhân là do người bệnh có chế độ dinh dưỡng, cách ăn, cách lựa chọn thực phẩm và kiểm soát lượng đường chưa khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:
- Trong thực đơn mỗi bữa ăn cần bổ sung nhiều loại rau, củ, ngũ cốc, các loại đậu. Đây là nhóm những thực phẩm này có rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Cắt bỏ giảm những loại đồ uống, nước ngọt là cách kiểm soát đường huyết sau ăn 2h
- Cắt bỏ giảm những loại đồ uống, nước ngọt có đường như nước ép hoa quả, nước ngọt đóng chai và các món tráng miệng như bánh ngọt.
- Hạn chế những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo từ động vật. Thay thế bằng việc sử dụng dầu thực vật như oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải…để chế biến đồ ăn.
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi đen là một thần dược thiên nhiên khi sử dụng không chỉ có tác dụng hiệu quả trong vấn đề làm giảm đường huyết sau ăn. Đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả tuyệt vời.
TÌM HIỂU CHUNG: Vì sao tỏi đen sunkun phòng và điều trị được bệnh tiểu đường?
Bạn có thể đặt mua sản phẩm điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả tại đây
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)