Chúng ta đều biết rằng đái tháo đường là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nhưng sẽ càng khủng khiếp hơn nếu chúng xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Vậy bệnh nguy hiểm thế nào? Các bà mẹ trẻ phải làm gì để đề phòng?
>Bạn có là đối tượng dễ bị mắc bệnh tiểu đường?
Tiểu đường thai kỳ có thực sự nguy hiểm?
Bắt đầu từ tuần 24 trở đi, mẹ bầu sẽ có hiện tượng tăng kháng insulin, nguyên nhân do rau thai tăng sản xuất các hormon như progesteron, prolactin, cortisol, human placental lactogen (HPL)... Cũng vào thời gian đó, thai nhi càng phát triển, cơ thể thai phụ cũng tăng nhu cầu insulin nên gây nên tình trạng thiếu hụt insulin tương đối.
Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây tiểu đường thai kỳ?
-Thừa cân, béo phì.
-Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường.
-Tiền sử sinh con > 4000g.
-Tiền sử bất thường về dung nạp glucozo bao gồm cả tiền sử tiểu đường trước đó. Có glucozo liệu dương tính.
-Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao.
-Tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
-Hội chứng buồng trứng đa năng.
Thời gian phát hiện tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào quý 2, quý 3 của thai kỳ. Đó là thời điểm mà các hormon gây kháng insulin của rau thai tiết ra nhiều nhất. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ mẹ bầu sẽ được chỉ định khám tiểu đường. Khi thấy có nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thử đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.
- Sinh non
Mẹ bầu sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường do kiểm soát glucozo huyết muộn, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, triệt sản giật...
- Thai lưu hoặc sảy thai
Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu dễ bị sảy thai tự nhiên hơn. Các mẹ cần xét nghiệm chỉ số glucozo nếu trước đó liên tục bị sảy thai, thai lưu.
- Cao huyết áp:
Mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai dễ bị tăng huyết áp. Biến chứng của huyết áp cao thật sự nghiêm trọng như sản giật, tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển và thậm chí là tử vong trong tử cung hoặc sau khi sinh.
- Đa ối
Từ tuần thứ 26 đến tuần 32, mẹ bầu sẽ xuất hiện dịch ối nhiều. Dịch ối là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh non.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Glucozo huyết tương của mẹ bầu mất cân bằng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ bị bể thận cấp gây nên sinh non, nhiễm trùng ối..
- Ảnh hưởng lâu dài
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ bị biến thành đái tháo đường tuýp 2, ngoài ra còn có thể bị tiểu đường ở lần mang thai sau.
Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ bầu mà thai nhi cũng gặp nguy hiểm lớn. Cụ thể là:
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đối với thai nhi
- Thai tăng trưởng quá mức
Khi lượng glucozo tăng quá mức cho phép sẽ kích thích tụy của thai tiết insulin, từ đó năng lượng của thai tăng lên dẫn đến thai phát triển quá mức.
- Tăng hồng cầu
- Tử vong ngay sau sinh
- Thai dễ mắc bệnh hô hấp
Tiểu đường thai kỳ cũng gây nên hội chứng nguy kịch hô hấp, dẫn tới nguyên nhân gây tử vong của trẻ.
- Vàng da
- Ảnh hưởng lâu dài đến trẻ
Bé sinh ra dễ bị béo phì, ngoài ra khi lớn trẻ còn có thể bị mắc tiểu đường tuýp 2, rối loạn tâm thần vận động.
Để tránh bị tiểu đường thai kỳ thì trước khi mang thai, mẹ bầu cần phải tránh bị tăng cân, béo phì, không tăng cân quá nhiều và quá nhanh trong lúc mang thai. Cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý tại các cơ sở y tế quản lý bệnh, nghe theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó bệnh nhân phải được theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần cho đến khi sinh.
Nếu chế độ ăn uống và luyện tập vẫn không kiểm soát được lượng đường trong máu hoặc thai nhi lớn hơn so với tuổi thai thì mẹ bầu phải nghĩ ngay đến việc sử dụng insulin. Các mẹ lưu ý là thuốc insulin hiện được phép dùng cho phụ nữ mang thai và không gây tác hại đến thai nhi.
Trên đây là một vài thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường thai kỳ mà SUNKUN muốn gửi tới các mẹ bầu, chúc các mẹ có một thời kỳ mang thai đầy thuận lợi nhé!
Để được tư vấn thêm sản phẩm cũng như cách chăm sóc bảo vệ để bé yêu phát triển toàn diện, các mẹ có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
Tư vấn viên: 0989.274.727 (Mr. Luân)
Trụ sở: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Email: sunkun.vn@gmail.com
TÌM HIỂU CHUNG: Vì sao tỏi đen sunkun phòng và điều trị được bệnh tiểu đường?
Bạn có thể đặt mua sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tại đây: https://sunkun.vn/product/toi-co-don-sunkun-200gr_24.html
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)